Tin tức

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP VỀ CẬN THỊ !

14/06/2021 - Đăng bởi : Maytapnhuocthi

1. Cháu nhà tôi chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa thì mắt nhìn mờ, và không thấy rõ chữ trên bảng. Vậy có phải là cận thị không?

Nếu vậy thì cháu đang bị cận thị. Cận thị là mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa trên 5 mét thì mắt nhìn mờ, và không thấy rõ chữ trên bảng.

2. Cháu bị cận thị và đang đeo kính. Vậy bao lâu thì cháu nên đi khám và đo lại độ cận?

“Người bị cận thị dưới 3 điốp nên đi khám mắt ba tháng một lần. Cận thị mức cao hơn, tần suất đi khám mắt dày hơn. Trường hợp mắt có biểu hiện bất thường cần đi khám ngay. Bệnh nhân cận thị cũng không tùy tiện đi chữa cận bằng các biện pháp chưa được chứng minh là khoa học.

3. Cho tôi hỏi có phải đeo kính dưới độ cận thực tế sẽ giúp độ cận không tăng hoặc tăng chậm đúng không?

Bên cạnh tình trạng cận thị giả, quan niệm sai lầm đeo kính dưới độ cận thực tế sẽ giúp độ cận không tăng hoặc tăng chậm, cũng khiến cho mắt của bệnh nhân cận thị kém hơn. Theo bà Thủy, sai lầm này kết hợp với việc sử dụng đơn kính cũ mua kính, trong khi tình trạng của mắt đã thay đổi; tự mua kính cận thị không đúng độ về sử dụng… có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả tai hại như nheo khi nhìn, mỏi mắt, co quắp mi, mất độ phối hợp thị giác hai mắt, lác hai mắt. Trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể bị đục dịch kính, thoái hóa hoặc bong võng mạc.


4. Làm sao nhìn cho rõ?

Muốn nhìn xa cho rõ thì phải dùng kính phân kỳ, tức kính cận đặt trước mắt để đưa ảnh hiện trên võng mạc; giống như chụp hình mờ thì phải canh lại ống kính để ảnh hiện đúng trên phim.

5. Tại sao lại sinh ra cận thị?

Có 2 lý do chính:

Do di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì con cũng dễ bị cận. Loại này thường bị nặng trên 6 độ, có khi đến 20 độ, được gọi là cận thị bệnh. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng vậy, cũng có khi cha mẹ không bị cận thị mà con bị cận thị nặng hoặc có khi con lại bình thường trong khi cha mẹ bị.

Do môi trường, hoạt động, cách sống: Khi học nhiều, làm việc nhiều gần mắt… cũng dễ bị cận thị. Loại cận thị này thường nhẹ, được gọi là cận thị học đường, thường đến 6-7 độ thì ngưng, khi cơ thể hết phát triển vào khoảng 20 tuổi.

Nếu có cả hai yếu tố trên, tức cha mẹ bị cận và lại học quá nhiều thì tỷ lệ cận cao hơn.

6. Có cách nào tránh được cận thị?

Vì là do di truyền và cách sống không thể ngăn được cận thị ở những người có học. Những nước phát triển, phải học nhiều và làm việc gần mắt nhiều nên tỷ lệ cận thị nhiều hơn so với những nước chậm phát triển. Về nghề nghiệp, những người trí thức cận thị nhiều hơn nông dân, ngư dân…

7. Có thuốc gì để chữa cận thị?

Vì cận thị là do mắt lớn nên không có thuốc nào uống để cho mắt nhỏ lại, cũng như người cao quá khổ, không có thuốc nào uống để cho người thấp lại được.

Tuy nhiên, để phòng cận thị hoặc hỗ trợ khôi phục thị lực khả năng điều tiết của mắt thì Mắt Đẹp Cho Em đang có những bài tập cho mắt thư giãn giảm độ cận và sau đó là khỏi hoàn toàn, không tái cận


8. Tại sao trẻ con bị cận thị lại tăng độ?

Vì cơ thể trẻ em còn phát triển, phải học hành nhiều nên mắt cũng phát triển theo và độ cận tăng. Ở người lớn cơ thể không phát triển nữa, nên mắt không lớn nữa và độ cận được ổn định không tăng.



9. Đeo kính thường xuyên có làm tăng độ không? 

Thực ra việc đeo kính không có ảnh hưởng gì đến sự tăng độ. Đeo kính là để nhìn xa cho rõ. Khi đã bị cận thị rồi thì có đeo kính hay không đeo, độ vẫn tăng. Trẻ con đi học phải cho đeo kính để có thể nhìn thấy rõ mọi vật và chữ trên bảng. Khi ra ngoài đường cũng cần đeo kính để có thể nhìn thấy rõ vật ở xa và tránh bụi bậm. Chúng ta hãy tưởng tượng, làm sao cuộc đời thấy “tươi đẹp” được khi mọi vật đều mờ nhòe. Khi nào gần không cần kính mà vẫn thấy rõ hoặc khi ở nhà không cần làm gì bằng mắt thì không cần đeo như khi nghỉ ngơi, nghe nhạc, ngồi nói chuyện… để mắt được thư giãn.

10. Kính gọng và kính tiếp xúc, nên đeo kính loại nào?

Đối với trẻ em còn đi học nên đeo kính có gọng vì đỡ phiền phức, thao tác dễ. Đối với người lớn, điều này tùy thuộc ý thích cá nhân, nghề nghiệp và cơ thể của từng người. Có người không thích đeo kính gọng vì không muốn cho người khác biết mình bị cận thị, hoặc có mặc cảm, hoặc vì vấn đề thẩm mỹ, hoặc do nghề nghiệp khi đeo kính gọng có những bất tiện. Tuy nhiên, đối với người cận thị nặng, độ cận cao, tuổi còn trẻ nên đeo kính tiếp xúc vì vấn đề thẩm mỹ cũng như bệnh lý giúp cho thị lực tốt hơn. Tuy nhiên không phải là ai cũng thích hợp với kính tiếp xúc vì khi đeo bị dị ứng mắt.

11. Mổ cận thị có hết được cận không?

Mổ cận thị sẽ hết cận được. Tuy nhiên, sau khi mổ rất dễ tái cận lại.


12. Biến chứng của cận thị ra sao, có bị mù không?

Với cận thị nặng có nhiều biến chứng như suy thoái võng mạch mạc cận thị, suy thoái pha lê thể, bong võng mạc… làm mắt mờ dần dù có đeo kính. Đối với cận thị nhẹ thì ít hơn nhiều, chỉ có hiện tượng người ta gọi là ruồi bay là phổ biến, tức nhìn thấy những vết đen lởn vởn trước mắt làm người bệnh khó chịu.



13. Đề phòng cận thị và vấn đề thực tế?

Như ta đã thấy những yếu tố gây cận thị thường do di truyền và đời sống hoạt động giáo dục… chủ yếu là những công việc gần mắt. Cuộc sống ngày một phát triển, trẻ em không thể không cho học hành, không cho đến trường, không được làm việc gần mắt như học vi tính, xem tivi. Có thể giảm bớt ảnh hưởng của những yếu tố có thể gây tăng độ:

Về dinh dưỡng: Cho trẻ bổ sung các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium…

Về sinh hoạt: Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.

Khi học: Ngồi tư thế thẳng, để sách xa mắt, tránh cúi sát sách, phải đủ ánh sáng, bàn nghế ngồi thoải mái.

Học 1 hay 2 giờ nên nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt lại hay nhìn ra xa qua cửa sổ vào khoảng không cho mắt thư giãn.

Xoa nhẹ lên mắt cho máu lưu thông, cơ mắt được thư giãn, giảm lực cơ co kéo vào võng mạc lúc học nhiều. Đối với những trẻ bị cận thị nặng nên đi khám bác sĩ hàng năm. Nếu có hiện tượng gì khác ở mắt, hãy đến bác sĩ nhãn khoa hầu phát hiện sớm bệnh bong võng mạc để mổ kịp thời hoặc có biện pháp phòng ngừa.

14. Tôi bị cận 1.5 độ nhưng rất lười đeo kính, chỉ lúc nào học tôi mới đeo, như vậy mắt sẽ càng ngày càng tăng độ hơn là không đeo kính phải không?

Nếu bạn không phải làm việc căng mắt thì không cần phải đeo kính, nhưng khi muốn nhìn rõ (như khi ngồi trong lớp học) thì nên đeo kính. Nếu không, số kính sẽ tăng lên khi bạn phải cố gắng nhìn chữ.

 

Đăng ký tư vấn miễn phí khôi phục thị lực số ĐT : 0567 897 897

Thương hiệu

Back to top